Tin tổng hợp
Nằm trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa Ba Đình, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di sản lịch sử, văn hoá vô cùng quý giá của quốc gia. Mỗi tài liệu, hiện vật và môi trường cảnh quan di tích nơi đây đều chứa đựng những nội dung lớn về tư tưởng, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại và nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc ta, một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với lịch sử hiện đại của dân tộc ta và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Trong số những người được Bác Hồ đặt tên, có người là cán bộ lãnh đạo cao cấp, có người là tướng lĩnh và có người sống, làm việc bên cạnh Bác.
Giữa tháng 2-1979, Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 113, Binh chủng Đặc công đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam-pu-chia, thì được lệnh cơ động gấp ra bảo vệ biên giới phía Bắc. Máy bay quân sự hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Là chính trị viên (CTV), Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn, tôi cùng cán bộ Tiểu đoàn đi kiểm tra, đôn đốc toàn đơn vị tiếp nhận quân tư trang mới, nhận thêm vũ khí, súng đạn và đặc biệt là tổ chức quán triệt nhiệm vụ cho bộ đội.
Hồ Chí Minh luôn coi cán bộ là công bộc của dân, là người đầy tớ của nhân dân. Do đó, đối với người thì người cán bộ phải biết lo trước cái lo của thiên hạ. Nhìn được như vậy, người cán bộ không chỉ đơn thuần có cái tâm và phẩm chất đạo đức chính trị là đủ mà đòi hỏi phải có cái trí tuệ, năng lực thực hành.
Hồ Chí Minh hiện thân cho khát vọng về tự do, hạnh phúc của nhân loại trong đó có các tín đồ tôn giáo, như một đại biểu nước ngoài đã phát biểu tại Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng tôi đến đây, có người theo đạo Hồi, có người theo đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, trước chúng tôi không hiểu nhau, qua hai ngày hội thảo, chúng tôi có thể ngồi lại nói chuyện vui vẻ với nhau, vì chúng tôi có cái chung là lý tưởng Hồ Chí Minh: Muốn cho nhân loại được tự do hạnh phúc"
Trong dịp Tết Nguyên đán, ngay ở căn cứ Pác Bó, tự tay Người đã vẽ và treo ảnh Phật trên vách đá để bà con các cơ sở cách mạng quanh vùng đến có nơi chiêm ngưỡng và thêm hiểu biết, tin tưởng ở Đảng, ở cách mạng cũng như tín ngưỡng tôn thờ của mình.
Bác Hồ là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc; vì hạnh phúc của nhân dân. Với tầm nhìn sâu rộng và toàn diện, từ rất sớm Người đã quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp phát triển văn hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao và khẳng định đó là những thể hiện sinh động cho bộ mặt của đất nước, trình độ văn minh của một quốc gia và tính ưu Việt của một chế độ xã hội.