Tin tổng hợp
Một trong những hoạt động yêu nước đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng phương tiện báo chí đại chúng, Người trở thành một nhà báo kiệt xuất và sáng lập ra tờ Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, đồng thời Người cũng là một cây bút chiến sĩ đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng thế giới với hàng trăm bài viết cho các chuyên san, tạp chí, báo bằng các thứ tiếng Pháp, Trung, Nga, Anh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác mặc dù bận trăm công nghìn việc của đất nước nhưng Bác vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và giành tình thương yêu tới nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu cách mạng Bác đã gửi thư khen đồng bào: "Từ nay về sau các dân tộc đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã phấn đấu càng phấn đấu hơn nữa, để giữ gìn độc lập cho vững vàng, xây dựng một nước Việt Nam mới giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc".
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đội đã tuyên thệ Mười lời thề danh dự. Trong đó: “Xin thề: Hết sức ái hộ các bạn chiến đấu, trong đội cũng như ái hộ bản thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận”(1).
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Quân đội ta do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sáng lập, tổ chức, lãnh đạo và giáo dục, được Nhà nước tập trung xây dựng, được nhân dân nuôi dưỡng. 70 năm qua, Quân đội ta chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, không ngừng phát triển và trưởng thành, càng đánh càng mạnh, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và đã trở thành một quân đội có đầy đủ sức mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của mình.
“Phi chính trị hóa” quân đội là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Tập san Khoa học xã hội, số 5, tháng 12-1978 của Hội Khoa học Xã hội Việt Nam tại Pháp đăng bài “Một vài tư liệu về thời gian Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, của tác giả Công Thị Nghĩa, tức Thu Trang. Bài báo có trích dẫn những báo cáo của mật thám Pháp khi theo dõi Nguyễn Ái Quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT), 70 năm Ngày Quân đội nhân dân, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) trích đăng bài viết “Đường lối quân sự mác-xít của Đảng là ngọn cờ chiến thắng của Quân đội ta” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm TCCT.