Tin tổng hợp
Ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL đặt Phòng Điện nhiếp ảnh trong Nha tuyên truyền và văn nghệ thành “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” - tiền thân của Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam chính thức ra đời và từng bước phát triển, đến nay Điện ảnh Việt Nam cũng đã tròn 63 tuổi.
Tiếng gáy của chim gù cất lên như một điệu sáo diều ngân nga, trầm ấm như một nốt nhạc trầm. Tôi như thấy trước mặt đồng lúa chín vàng, vườn cây trái xum xuê bóng mát.
Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày 18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, bộ máy nhà nước. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Do vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cán bộ, công chức, của toàn Đảng, toàn dân ta.
Dù chưa một lần được gặp Bác, nhưng Victore Hara - một thanh niên hoạt động trong phong trào cánh tả ở Chilê đã viết ca khúc về Người.
Với hơn 30 năm miệt mài sưu tập những bức ảnh về Bác Hồ, hiện nay trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Duy Xạ, tổ 15, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, có trên 400 bức ảnh Bác qua các thời kỳ.
Tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống khoan dung, nhân nghĩa, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, từ sự tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới. Tinh thần này biểu hiện rõ nét thông qua ứng xử của Người đối với các tôn giáo, với các tầng lớp nhân dân ta, kể cả những người lầm đường lạc lối, những người đối lập, hay đứng trong hàng ngũ kẻ thù xâm lược.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người đã từng nói: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.