Tin từ Ban Quản lý Lăng
Cách đây 90 năm, ngày 30/6/1923, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga, trực tiếp nghiên cứu lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực theo hình mẫu nước Nga Xô-viết và “Chính Người đã đặt nền tảng cho mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Nga” - Đó là khẳng định của các đại biểu tại buổi Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga” được tổ chức ngày 04/6/2013 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trong quá trình “sống, chiến đấu, theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt việc tốt đáng biểu dương trong Trung đoàn. Gần đây nhất là tấm gương đồng chí Thượng úy Nguyễn Đình Kiên, sinh năm 1980, chiến sỹ Trung đội 10, Đại đội 3, Trung đoàn 375 đã dũng cảm quên mình truy bắt tội phạm.
Nhân dịp kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, 65 năm Ngành Công an thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ Công an nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kỷ cương sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc” và triển khai mô hình Ban Chấp hành Hội Phụ nữ trong Công an nhân dân, sáng 6/6/2013, tại Quảng trường Ba Đình, Đoàn đại biểu Ban Công tác Phụ nữ Bộ Công an đã về báo công dâng Bác.
Hòa trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013), 300 cán bộ, công chức, viên chức đại diện cho toàn thể cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đã vinh dự có mặt tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng lên Bác tấm lòng thành kính biết ơn và báo cáo với Bác thành tích trong phong trào thi đua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nước Nga nghiên cứu lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội theo hình mẫu nước Nga Xô Viết (ngày 30-6-1923), đặt nền tảng cho mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Nga, sáng ngày 4-6-2013, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga". Triển lãm được trưng bày ngay Gian trung tâm của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã một lần được nghe, được đọc, được suy ngẫm và rưng rưng xúc động về bài thơ “Người đi tìm hình của Nuớc” của nhà thơ Chế Lan Viên. Có thể nói, mỗi vần thơ cất lên như chứa đựng bao nỗi niềm của tình cảm, sự tự hào, hãnh diện, kính trọng và biết ơn công lao trời bể của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình suốt cuộc đời phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp, từ ngày ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) trở thành nhà hoạt động cách mạng kiên cường và bền bỉ cho đến hơi thở cuối cùng (2/9/1969) đưa đất nước và dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đã 44 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại qua đời, thi hài của Người luôn được giữ gìn, bảo vệ an toàn tuyệt đối. Thành công đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, liên tục của Đảng, Nhà nước và Quân đội; sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng. Và hơn thế là nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, vô tư trong sáng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô (nay là Cộng hòa Liên bang Nga), trực tiếp là các chuyên gia y tế Nga.
Sáng ngày 31/5/2013, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm thực hiện Quy chế giáo dục chính trị giai đoạn 2006-2013. Tới dự, chủ trì hội nghị có đồng chí Đại tá Phạm Văn Lập, Bí thư Đảng ủy Đoàn 969, Chính ủy Bộ Tư lệnh; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, cán bộ Phòng Tuyên truyền cổ động, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị; bí thư đảng bộ, chi bộ cơ sở, trưởng ban (trợ lý chính trị các cơ quan đơn vị.