Tin tổng hợp
Cách đây 53 năm, vào ngày 26/3/1961, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc Hà Giang vinh dự, tự hào và phấn khởi được đón Bác Hồ lên thăm. Đó là một sự kiện trọng đại, nguồn động viên vô bờ bến đối với Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh ta.
Dồn hết tâm sức, tình cảm tôn kính của mình gửi vào tranh đá để kể cho muôn đời sau một câu chuyện súc tích, cô đọng, cảm động về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh là một việc hiếm có mà nhà điêu khắc Triệu Hoàng Giang (Lâm Thao, Phú Thọ) đã làm được.
Toàn dân ta, nhất là ai từng vinh dự được gần Người luôn ngưỡng mộ, tôn kính tấm gương mẫu mực suốt đời vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm sâu nặng với vị lãnh tụ vĩ đại là động lực to lớn để mỗi người vượt khó, vươn lên.
Từ rất sớm, từ tiên liệu về sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển và sự biến động của tình hình, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tất yếu khách quan của việc phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn trong sạch vững mạnh.
Hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ cách mạng đã được nghệ thuật tạo hình ghi lại ấn tượng trong suốt 70 năm qua. Nhiều tác phẩm thành công, nhiều cuộc đời dâng hiến của những nghệ sĩ tạo hình đã để lại cho muôn đời sau "gương mặt dân tộc" trong thời đại Hồ Chí Minh đoàn kết vùng lên, đập tan xiềng xích nô lệ, "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công ở Hà Nội, rồi Huế, Sài Gòn. Nhiều cán bộ từ vùng rừng núi “hạ sơn” vào thành phố, nhận nhà cửa được phân, được giao nhiệm vụ này nọ. Tư tưởng hưởng lạc cầu an ở một số đảng viên đã xuất hiện. Có người “bạo phổi” đến thưa với Hồ Chủ tịch là “bao năm bóng tối, gian khổ, nay cách mạng thành công nên cho cán bộ “thở” một chút.
Nhà sử học người Mỹ Josephine, trong một tham luận đọc tại hội nghị quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 29-3-1990 có nhận xét: "Trong số các lãnh tụ là nam giới như Thomas Jefferson, Mahatma Gandhi, Vladimir Ilyich Lenin, Karl Marx, Mao Trạch Đông, Martin Luther King và Nelson Mandela, chỉ có Hồ Chí Minh là luôn luôn nói về quyền bình đẳng của người phụ nữ".
Giữa năm 1952, phong trào du kích trong toàn tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh, thực dân Pháp buộc phải phòng ngự có trọng điểm. Địch tăng cường tuần tra, canh gác đường 39 rất nghiêm ngặt. Nữ du kích Hoàng Ngân bằng các hình thức độn thổ, phục kích, liên tiếp đánh địch trên đường 39 làm cho chúng rất hoang mang, lo sợ.